Thai phụ có nhiều nguy cơ biến chứng và tử vong khi nhiễm COVID-19 hơn người khác.
Sau nhiều tìm hiểu nghiên cứu kỹ càng, chủng ngừa vắc xin chống Covid 19 cho thai phụ và đàn bà đang cho con bú. là lời khuyến cáo của tổ chức CDC cùng với hàng ngàn các bác sĩ sản phụ khoa, nữ hộ sinh, và bác sĩ gia đình.
Những thông tin y học chính xác trong vấn đề chăm lo sức khoẻ cho con bạn và cho chính bạn là điều tối cần. Trang mạng này được điều hành và cập nhật với những nguồn khảo cứu mới nhất về sự an toàn của vắc xin, thai nghén, và COVID-19. Tìm giải đáp thắc mắc về vấn đề sức khoẻ của bạn và con bạn trên trang mạng này, với tuyến nối trực tiếp với các trang nghiên cứu đã được kiểm chứng.
Nhiều nghiên cứu trên hàng ngàn sản phụ và mẹ đang cho con bú đã chứng minh là vắc xiin chống COVID-19 an toàn và hiệu qủa. Trên 100,000 sản phụ đã được chích các vắc xin chống COVID-19.
Chúng tôi đã gửi kèm một bảng biểu Google Doc được biên soạn, trong đó tổng hợp kết quả tìm hiểu về độ an toàn của việc tiêm phòng COVID-19 trong thai kỳ, từ hơn 25 nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, có sự tham gia của hơn 315.000 phụ nữ mang thai. Nhìn chung, việc tiêm phòng COVID-19 không gây ra ảnh hưởng có hại nào đối với kết quả thai kỳ được phát hiện trong bất kỳ nghiên cứu nào trong số này. Một số nghiên cứu nhận thấy, nguy cơ sinh non, thai chết lưu, sinh con bé hoặc có con mới sinh cần nhập viện khoa chăm sóc tích cực sơ sinh ở phụ nữ đã tiêm phòng COVID-19 là thấp hơn. Như vậy có nghĩa là, các nghiên cứu này nhận thấy việc tiêm phòng COVID-19 đã hỗ trợ cho kết quả thai kỳ khỏe mạnh hơn. Nếu bạn đọc tài liệu này, tài liệu sử dụng các từ viết tắt để mô tả nhiều kết quả thai kỳ đã được nghiên cứu. Sau đây là giải thích về các từ viết tắt này. “PTB” có nghĩa là trường hợp sinh non, xảy ra ít nhất là 3 tuần trước ngày dự sinh. “NICU” là từ viết tắt của khoa chăm sóc tích cực sơ sinh. “SGA” có nghĩa là sinh em bé nhỏ hơn dự kiến theo thời điểm (tuổi thai) trong thai kỳ khi em bé chào đời.
Xin cảm ơn Viki Male, Giảng Viên chuyên ngành Miễn Dịch Sinh Sản tại trường Imperial College London, vì đã cập nhật tài liệu này.
Nguồn:
https://docs.google.com/document/d/19FNXcmdI0MU6RPmvKYo_g9zEWPKl2-l760OX_8zww3E/edit
Đúng vậy, an toàn. Chích ngừa chống ho gà, và cúm khi có thai đã được các tổ chức chuyên môn khuyến cáo từ cả chục năm nay và là một phần trong việc bảo trì chăm sóc sức khoẻ bình thường cuả thai phụ hầu có một thai kỳ lành mạnh. Hiện nay khuyến cáo chủng ngừa chống COVID-19 cũng được hết sức đặt nặng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho thai phụ.
Nguồn: Tổ chức CDC: Các vắc xin dùng trong và sau thai kỳ.
Câu hỏi chính đáng! Hàng ngàn người Mỹ mặc dù đã hết sức cẩn thận trong việc phòng ngừa chống COVID-19 nhưng cũng mắc phải bệnh này, điều này gây bất ngờ cho họ. Thật khó mà tránh được mọi tình huống mắc phái bệnh khi nhiều nơi không chủ trương đeo khẩu trang. Biến thể Delta có khả năng lây lan gấp bội so với COVID-19 nguyên thủy. Nó có khả năng lây lan như bệnh đậu mùa. Nhiễm COVID-19 khi mang thai rất nguy hiểm cho tính mạng, và vì độ an toàn của vắc xin chống COVID-19 cao, vì thế có khuyến cáo nên chích ngưà chống COVID-19 khi có thai hay khi cho con bú. Đó là cách bảo vệ tốt nhất cho bạn và gia đình bạn.
Không. Các phản ứng phụ hay gặp ở các vắc xin là sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy. Các phản ứng này cũng có ở phụ nữ không mang thai. Có điều đáng ngạc nhiên là một nghiên cứu trên khoảng 8,000 thai phụ cho thấy số bị phản ứng phụ như sốt, đau nhức cơ, ít hơn so với phụ nữ không mang thai.
Nguồn: JAMA Network Open: Các phản ứng cấp tính do vắc xin chống COVID-19 gây ra ở thai phụ và bà mẹ cho con bú trong Đợt Triển Khai chích vắc xin đầu tiên.
Không. Hàng năm khoảng 3 - 5 % trẻ sinh ra ở Mỹ bị dị tật. Trong số 1.612 thai phụ được chích vắc xin chống COVID-19, có 45 ca có dị tật bẩm sinh, với tĩ̉ lệ là 2.7%. Đây là con số nằm trong giới hạn bình thường và con số này cho thấy không có mối liên hệ giữa dị tật bẩm sinh và vắc xin chống COVID-19.
Nguồn:
• March of Dimes: dị tật bấm sinh và con bạn
• COVID-19 Vaccination Planning Meeting, 1 tổ chức được lãnh phần thưởng của CDC
Không. Lượng ước tỉ lệ hư thai bình thường là 11 - 22%. Một nghiên cứu trên 2.456 sản phụ được chích vắc xin chống COVID-19, tỉ lệ xẩy thai là 12.8%. Đó là một con số bình thường.
Nguồn:
• Tổ chức Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ American College of Obstetrics and Gynecology: Thụ tinh trong ống nghiệm và sanh thiếu tháng sau khi chích ngừa vaccin chống COVID 19.
• Báo The New England Journal of Medicine: Chích ngưà COVID 19 lúc mang thai và hiện tượng xẩy thai.
• JAMA Nhi Khoa: Xẩy Thai Sau Khi Chích Ngừa Vắc Xin chống COVID-19 Khi Mang Thai
Không vắc xin nào làm thay đổi DNA của bạn. Vắc xin không đi vào nhân tế bào, là trung tâm tế bào nơi chứa DNA.
Các vắc xin không chứa vi mạch hay làm tay bạn trở thành nam châm. Đây là những tin huyền thoại.
Được. Hệ thống miễn nhiễm có tài sản xuất kháng thể cho từng loại vắc xin khác nhau hay chống lại bệnh tật cùng một thời điểm. Các vắc xin được khuyến cáo thông thường là vắc xin chống bệnh cúm, và vắc xin chống bệnh phong đòn gánh, ho gà khi mang thai đều có thể cho cùng lúc với vắc xin chống COVID 19.
Ngoài tác dụng dinh dưỡng, ta đã biết lâu nay là sữa mẹ có tác dụng bảo vệ thai nhi vì trong sữa có những kháng thể cuả người mẹ và được truyền cho thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa của những bà mẹ được chủng ngừa chống bệnh cúm khi mang thai chứa những kháng thể có khả năng bảo vệ đứa trẻ chống lại bệnh cúm khi các trẻ này bú sữa mẹ. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy sữa người mẹ cũng chứa những kháng thể bảo vệ chống lại COVID -19 sau khi người mẹ cho con bú được chích ngừa COVID-19.
Nguồn:
• PLoS ONE: Kháng ig A và Các Kháng Thể Trung Hoà Chống Lại vi khuẩn Influenza A Trong Sữa Mẹ: Công Trình Nghiên Cứu Ngẫu Nhiên Trong Việc Chủng Ngừa Cúm trong thai kỳ
• Science Translational Management: Kháng Thể Chuyên Biệt Fc Tạo Từ Vắc Xin mRNA Chống COVID-19 và Fc-Hoạt Ính Của Các Kháng Thể Đó Ở Thai Phụ, Các Bà Mẹ Cho Con Bú và Ở Phụ Nữ bình thường Không Mang Thai.
• Vắc xin: Vắc Xin Chống COVID-19 mRNABNT162b2 Có Khả Năng Tạo Kháng Thể Chống COVID-19 Trong Các Bà Mẹ Cho Con Bú Sau Khi Chích Vắc Xin Này.
• JAMA Nhi Khoa: Đặc Tính Về Sản Xuất, Thời Gian Xuất Hiện và Khả Năng Trung Hoà Cuả Kháng Thể Trong Sữa Mẹ Khi Nhiễm SARS-CoV-2 So Với Sau Chích Vắc Xin mRNA
Tôi lo là các nhà sản xuất vắc xin vì ham lợi ích đã đốt giai đoạn để sản xuất các vắc xin. Vậy tôi có nên tin ở nhà sản xuất vắc xin về mức độ an toàn của vắc xin hay không? Vì tính cách cấp bách do tình hình dịch và vì nhu cầu bảo vệ sinh mạng công chúng, các thủ tục này được đơn giản và ưu tiên hoá, nhưng không ảnh hưởng đến thời gian cần thiết trong việc tiến hành thử nghiệm theo đúng tiêu. Sản xuất hoàn thiện và thử nghiệm vắc xin đòi hỏi nhiều năm vì các thủ tục quản lý, hành chánh rất nhiêu khê và đòi hỏi nhiều thời gian. Vì tính cách cấp bách do tình hình dịch và vì nhu cầu bảo vệ sinh mạng công chúng, các thủ tục này được đơn giản và ưu tiên hoá, nhưng không ảnh hưởng đến thời gian cần thiết trong việc tiến hành thử nghiệm theo đúng tiêu chuẩn quy định và nghiêm túc. Đương nhiên là các nhà sản xuất vắc xin có lời trong việc điều chế, phân phối vắc xin, nhưng số lời không bằng tiền lời bán các thuốc khác như Viagra.
Chúng tôi cũng biết là khó tin vào các công ty dược phẩm, nhất là khi nhìn vào vai trò cuả họ trong dịch thuốc giảm đau có chất opium. Tuy thế, chúng ta nên nhớ là hiện nay chúng ta không phải trả tiền khi chích vắc xin chống COVID 19, và vắc xin này có vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khoẻ cuả bạn và con bạn, cũng như dùng thuốc bổ lúc có thai và khám sức khoẻ định kỳ lúc có thai.
Có rất nhiều tin tức trái ngược nhau trên mạng, và nhất là qua tin tức. Chúng tôi đề nghị với bạn vài kỹ thuật chống tin đồn nhảm sau đây:
1- Đầu tiên là xác định xem nguồn tin tức đó có chính đáng và tin cậy được hay không? Nguồn tin tức đó phát xuất từ các tổ chức đáng in cậy, có đầy đủ tư cách khoa học như tổ chức CDC, Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ ACOG, hay Hội Y khoa chăm sóc sức khỏe Bà Mẹ và trẻ Sơ Sinh, vv... Nếu là nguồn tin từ một cá nhân thì bằng cấp của họ ra sao? Nếu còn gặp khó khăn về đánh giá nguồn tin thì bạn có thể trực tiếp hỏi thẳng bác sĩ Sản Phụ Khoa của bạn. Họ cũng nằm trong nhóm nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho bạn, và họ sẵn sàng gíup bạn tìm được thông tin chính xác và đáng tin cậy về vắc xin chống COVID-19.
2- Tìm thông tin từ nhiều nguồn về đề tài này. Ý kiến các nhà chuyên môn, các cơ quan thông tin, và các tổ chức đó nói như thế nào về vấn đề trên?
Trong bản tin cuả chúng tôi, chúng tôi đã dẫn chứng cho câu trả lời chúng tôi bằng các tài liệu, công trình nghiên cứu và lời khuyên từ các tổ chức, hiệp hội y khoa chuyên môn đáng tin cậy. Hàng ngàn thai phụ và bà mẹ cho con bú đã tham gia, đóng góp vào các công trình nghiên cứu trên.
Nạn kỳ thị là một bất công quan trọng và là một thất bại trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho các cộng đồng mà chúng ta muốn phục vụ. Chúng tôi cũng thông cảm nỗi dè dặt cuả bạn về vắc xin chống COVID-19 vì trong qúa khứ bạn đã là nạn nhân cuả nạn kỳ thị từ các tổ chức y tế và nhân viên y tế. Chúng tôi hết sức quan tâm về tình trạng bị nhiễm COVID-19 hết sức cao, cùng với các khó khăn do tình trạng này gây ra và tỉ lệ tử vong cao vì COVID-19 ở các cộng đồng da mầu trong nước Mỹ. Chúng tôi hy vọng khi làm tăng lệ chích ngừa chống COVID-19, và đặc biệt ở phụ nữ có thai, thì sức khoẻ em bé và cuả các bà mẹ sẽ được bảo vệ hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng mong muốn là qúy vị sẽ liên lạc với các thành viện tín cẩn trong gia đình, các lãnh đạo cộng đồng, và nhân viên y tế để biết thêm kinh nghiệm của họ đối với vắc xin chống COVID-19. Chúng tôi hết sức đề cao việc khuyến cáo chích vắc xin chống COVID-19 ở thai phụ để bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi, em bé.
Có. Nghiên cứu trên 3.750 thai nhi sanh từ người mẹ bị nhiễm COVID khi mang thai, cho thấy có 8,1 % thai nhi xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Nguồn: CDC: Trung tâm Dữ Liệu Theo Dõi COVID-19.
Người bị nhiễm COVID-19 lúc mang thai, hay mới khi mang thai có tỉ lệ tử vong cao hơn bình thường, khà năng nhập viện vì biến chứng hô hấp, sanh con so hay thai nhi tử vong cũng cao hơn bình thường. Trong một thời gian ngắn ở bang Mississippi có 15 sản phụ chết vì COVID-19, và trong số đó có 8 trường hợp chết vì lây vi khuẩn biến thể Delta lúc cao điểm năm 2021. Cân nặng hơn bình thường lúc bắt đầu mang thai hay bị bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ có biến chứng hay tử vong. Nói chung, sản phụ nhiễm COVID-19 khả năng tử vong cao hơn 22 lần so với sản phụ không bị nhiễm COVID-19.
Ở phụ nữ mang thai khi bị nhiễm COVID-19 và cần thở bằng máy trợ hô hấp, một cách để cải thiện hô hấp là phải sanh đứa trẻ. Điều này có nghiã là phải sanh non hay sanh thiếu tháng (đôi khi vài tuần hay tháng) để cứu mạng người mẹ, nhưng đứa trẻ sẽ phải sanh thiếu tháng và điều này ảnh hưởng lên sức khoẻ đứa trẻ. Một công trình nghiên cứu cho thấy thai phụ không chích ngừa COVID-19 có 59% khả năng cao hơn sanh thiếu tháng so với thai phụ kh̀ông bị nhiễm COVID-19. Sanh thiếu tháng rất hại cho em bé, và dẫn đến biến chứng về phát triển hay sức khoẻ, phải được săn sóc đặc biệt lâu dài trong khu cấp cứu sơ sinh, và đôi khi gây tử vong.
Nguồn:
• CDC: vaccin chống COVID-19 cho thai phụ ngăn ngừa được các bệnhnguy hiểm, tử vong, và kết qủa xấu cho thai kỳ do bệnh COVID-19 gây ra.
• Đài WJTV: 72 thai nhi tử vong, 15 thai phụ thiệt mạng vì COVID-19 ở Mississippi.
• CDC: Bệnh nhân với bệnh nền.
• JAMA Nhi Khoa: Tình Trạng Tử Vong Ở Các Bà Mẹ và Trẻ Sơ Sinh Khi Thai Phụ Bị Nhiễm Hay Không Nhiễm COVID-19.
Có. Khi thai phụ bị nhiễm COVID-19, lá nhau có thể bị tổn thương. Thai phụ bị nhiễm COVID-19 cọ tỉ lệ gấp đôi thai chết non với các biến thể SARS-CoV-2 đầu tiên. Biến Thể Delta gây thai chết non 4 lần so với bình thường. Nồng độ virus cao được thấy ở thai chết non trong vài trường hợp bà mẹ bị nhiễm COVID-19.
Bất cứ lúc nào, càng sớm càng tốt! Chủng ngưà vắc xin chống COVID-19 an toàn cho bạn và bào thai ở bất cứ giai đoạn nào ở thai kỳ. Vì các biến chứng nguy hiểm của COVID-19 đối với thai kỳ và bào thai, chích ngưà sớm chống COVID-19 sẽ bảo vệ bạn và thai nhi.
Sở y tế bang Washington khuyên dùng nên dùng vaccin mRNA chống COVID-19 do Pfizer-Biontech và Moderna ở người trên 18 tuổi thay vì dùng vắc xin một liều do nhà sản xuất Jonhson và Johnson điều chế. Lời khuyến cáo này dựa trên chỉ dẫn và khuyên bảo cuả nhóm ACIP (Advisory Committee on Immunization Practices), CDC và uỷ ban đánh gía khoa học thuộc các bang miền Tây. Các cá nhân muốn chích ngừa vắc xin do J&J điều chế nên liên lạc với bác sĩ cuả mình để bàn luận vì vắc xin này vẫn còn được cung cấp trong nước Mỹ.
Các khuyến cáo mới về các trường hợp thuyên tắc máu và các hội chứng giảm tiểu cầu, hội chứng TTS dựa trên số liệu cung cấp cho uỷ ban ACIP. TTS là một biến chứng hiếm nhưng nguy hiểm, hội chứng này có các biểu hiện sau: thuyên tắc máu và số lượng tiều cầu giảm thấy ở vài người chích vắc xin J&J. Biến chứng này hiếm. Trên toàn quốc có 54 trường hợp TTS, 9 trường hợp tử vong đã được báo cáo, con số là một phần nhỏ nếu ta thấy đã có 14 liều vắc xin J&J đã được dùng. TTS xẩy ra cho cả hai phái nam nữ, nhưng nhóm có nguy cơ hay gặp nhất là phụ nữ tuổi từ 30 đến 49. Những ai chích vắc xin J&J mà có các triệu chứng như nhức đầu dữ dội, đau bụng, đau chân hay khó thở trong vòng ba tuần lễ sau khi chích nên liên lạc và báo với bác sĩ gia đình hay nhân viên y tế của mình.
Với lời khuyên trên, vắc xin điều chế bằng mRNA chống COVID-19 là loại vắc xin được ưa chuộng hơn do J&J điều chế, nhưng vắc xin J&J vẫn được chọn dùng khi, vì một lý do nào đó, cá nhân đó không dùng được vắc xin mRNA.
Tất cả các vắc xin chống COVID-19 huấn luyện hệ thống miễn nhiễm của chúng ta nhận diện, tấn công và huỷ diệt một phần của siêu vi khuẩn gây bệnh COVID-19. Qua đó hê thống miễn nhiễm học cách đối phó với siêu vi khuẩn, và trong tương lai khi nhiễm siêu vi khuẩn thì hệ thống miễm nhiễm sẽ phản ứng nhanh hơn và tung hàng loạt các tế bào có khả năng diệt bệnh.
Vaccin do Pfizer và Moderna truyền tín hiệu mRNA vào bắp cơ. Các tế bào đó sẽ sản xuất rất nhiều phiên bản của các gai prô-tê-in của siêu vi khuẩn gây bệnh COVID-19, các phiên bản đó sẽ kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn nhiễm bảo vệ chống siêu vi khuẩn đó. Phân tử mRNA bị hủy nhanh chóng vì tế bào cơ thể phá phân tử ra từng mảnh nhỏ vô hại sau vaì ngày. Phân tử mRNA rất mỏng manh, đó là lý do tại sao vắc xin Pfizer phải được giữ trong các tủ lạnh có nhiệt độ rất thấp. Vắc xin mRNA không chứa "siêu vi khuẩn sống" hoặc chất phụ trợ̣ nguy hiểm, vì thế mà vắc xin mRNA chống COVID-19 an toàn cho thai phụ và các bà mẹ cho con bú.
Nguồn: CDC: hiểu biết về vaccin mRNA chống COVID-19.
Cần. So với nhiễm trùng tự nhiên, vắc xin kích thích cho cơ thể tạo các kháng thể có tác dụng bảo vệ rất mạnh, và các kháng thể này có thể truyền qua bào thai trong thai kỳ. Nhiều người đã bị tái nhiễm COVID-19, có lẽ do miễn nhiễm kém phát sinh từ nhiễm trùng COVID-19 tự nhiên.
Bệnh của bạn sẽ rất nhẹ và trong nhiều trường hợp người bị nhiễm COVID-19 sau khi chích ngừa không có triếu chứng gì cả. Điều này chứng tỏ là vắc xin có công hiệu––nó ngăn không cho bệnh trở nặng và có thể giết bạn hay hậu quả xấu cho thai kỳ. Một nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ có thai phải nhập viện vì COVID-19, 97% không chích ngừa.
Nguồn: CDC: Chích ngừa chống COVID-19 ngăn được bệnh nặng, tử vong hay hậu quả xấu cho thai kỳ vì nhiễm COVID-19.
Có. Phụ nữ có thai nên chích mũi tăng cường ngừa COVID-19. Nếu bạn mang thai, đã chích ngừa đầy đủ 2 mũi chống COVID-19 với vắc xin Pfizer hay Moderna, và liều thứ hai đã quá 5 tháng, bạn cần chích mũi tăng cường. Nếu đã trên hai tháng từ ngày bạn chích vắc xin Johnson và Jonhson, bạn cần chích mũi tăng cường. Bạn có thể chích mũi tăng cường ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Điều này sẽ gíup cho hệ miễn nhiễm có thêm trí nhớ để tiếp tục bảo vệ bạn và bào thai chống COVID-19. Chích mũi tăng cường khi hội đủ điều kiện rất quan trọng trong việc bảo vệ bạn và bào thai chống bệnh nặng do COVID-19 gây ra.
Nguồn:
• Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ: COVID-19, Mang thai, và cho con bú: Thư cho các bà mẹ.
• Hiệp Hội Y khoa chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và sơ sinh SMFM: Các chỉ dẫn cho bác sĩ khi khuyên bảo thai phụ và mẹ cho con bú về chích ngừa vắc xin chống COVID-19.
• Hiệp Hội Hoa kỳ về y khoa sinh sản ( American Society for Reproductive Medicine - ASRM): Hướng dẫn chăm sóc và các khuyến nghị lâm sàng trong tình trạng dịch COVID-19.
Tổ chức CDC khuyên các cá nhân nên chích các mũi tăng cường sẵn có trên thị trường hiện nay. Thời gian chích mũi tăng cường chống COVID-19 tiếp tục thay đổi. Qúy bạn luôn luôn theo dõi tin tức mới nhất vê booster trên trang mạng của CDC.
Nguồn:
• CDC: Mũi vắc xin tăng cường chống COVID-19, so sánh độ hữu hiệu giữa cać vắc xin chống COVID-19 cuả Moderna, Pfizer-Biontech và Janssen (Johnson và Johnson) trong việc ngăn ngừa nhập viện vì COVID-19 ở các đối tượng không bị suy giảm miễn dịch.
• MedRxiv: Các booster chống COVID-19 có nguồn gốc khác nhau - báo cáo tiên khởi.
Cứ vài tháng chúng ta lại phải đối phó với các biến thể mới của siêu vi khuẩn gây COVID-19. Trong trường biến thể Delta, thai phụthể́c phải loại biến thể này có thể mắc bệnh nặng cao gấp 2,3 lần, hay bị sanh thiếu tháng hoặc phải cần đến máy trợ hô hấp. Phải chờ thời gian, các giới chuyên môn mới biết là biến thể vi khuẩn mới sẽ làm tăng hay giảm khả năng lây lan, gây bệnh nặng trên thai phụ. Vì phụ nữ có thai nằm trong nhóm có nguy cơ cao có bệnh nặng hay tử vong khi nhiễm COVID-19, cho nên việc chích vắc xin, hay mũi tăng cường chống COVID-19 khi hội đủ̉ điều kiện để chích là một điều rất quan trọng, ngoài việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và duy trì không gian "vô trùng" an toàn cần thiết.
Vắn đề này đã và đang được nghiên cứu, nhưng có vẻ có ảnh hưởng tối thiểu. Chu kỳ kinh nguyệt có thế thay đổi ở 1% phụ nữ chích vắc xin và có hậu qủa ngắn hạn. Số liệu từ Anh Quốc, cho thấy ở 49,1 triệu phụ nữ được chủng ngừa vắc xin chống COVID-19, có 49.332 trường hợp được báo cáo là có thể có xáo trộn kinh nguyệt.( chiếm tỉ lệ 0,0008 %). Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi ở phụ nữ biǹh thường tháng này qua tháng khác. Vận động thể thao, cách ăn uống, những căng thẳng tinh thần có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, cũng như thuốc men hay thuốc ngừa thai cũng có tác dụng tương tự. Vài nghiên cứu tại các quốc gia cho thấy trong thởi gian có dịch COVID-19 cho thấy căng thẳng tâm lý cũng làm tăng các bất thường về kinh nguyệt. Trong một nghiên cứu trên 127 phụ nữ mắc COVID-19, có 16 % phụ nữ nhận thếy có sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt và thường là xáo trộn chu kỳ. Điều đáng chú ý là ở phụ nữ bị nhiễm COVID-19, nếu có nhiều triệu chứng thì chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi. Tóm lại, ở phụ nữ nếu mắc phải COVID-19 thì hình như hay có bấtthường về kinh nguyệt (16 %) đặc biệt ở nhóm có triệu chứng, còn khiđã được chích ngưà thì tỉ lệ xuống dưới 1 %. Nghiên cứu về lãnh vực này đang được tiến hành.
Nguồn:
• NICHD, Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Sức Khoẻ và Phát Triển ở Trẻ em: Trung tâm Nghiên Cứu Quốc Gia NIH đài thọ các nghiên cứu về các ảnh hưởng cuả vắc xin chống COVID-19 lên chu kỳ kinh nguyệt.
• Tạp Chí Sản Phụ Khoa Hoa kỳ AJOG: Nhiễm SARS-CoV-2 và ảnh hưởng trên chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bang Arizona. Công trình nghiên cứu CoVHORT.
• Frontiers in Endocrinology: An̉h hưởng của COVID-19 lên khả năng sinh sản ở phụ nữ.
• Tạp chí JOGR: ảnh hưởng cuả COVID-19 lên sức khoẻ tâm lý liên quan đến các đặc tính của chu kỳ kinh nguyệt ở nhân viên chăm sóc y tế.
• The Journal of Obstetrics and Gynaecology: tam giác COVID, lo âu, và chu kỳ kinh nguyệt.